Hoang's Blog

Cài đặt phần mềm offline trên Ubuntu

Posted on: 06/06/2009

Thông thường nếu bạn có một đường kết nối Internet thì việc cài đặt phần mềm trên Ubuntu không mấy khó khăn, nhưng nếu không có Internet thì đó lại là một chuyện khá nan giải. Để giải quyết triệt để khó khăn này, hiện nay forum Ubuntu Việt Nam đã phát triển một số công cụ giúp lấy các gói phụ thuộc để tiến hành cài đặt offline một cách đơn giản.

I – Lấy link phần mềm Ubuntu bằng WAPT-GET.

Wapt-get ( Windows APT-GET ) là một phần mềm nhỏ của tác giả trẻ Lê Quốc Tuấn – Điều hành viên của diễn đàn Ubuntu Việt Nam viết với giao diện tương và cách thức làm việc gàn giống như cách làm việc với cửa sổ dòng lệnh trong UBUNTU, rất thích hợp cho những người muốn làm quen với các thao tác trên cửa sổ dòng lệnh.

Bạn cần download phần mềm wapt-get 0.2 tại trang http://wapt-get.googlecode.com, đây là phần mềm bắt link các gói phụ thuộc của Ubuntu trên Windows, rất đễ dàng cho những bạn không có kết nối Internet tại nhà, bạn chỉ việc ra tiệm Internet để tải về máy tính cá nhân của mình.

Cách thực hiện:

Giải nén đến thư mục bạn muốn lưu, ở đây là Desktop

Vào Folder wapt-get bạn cần chỉnh sửa file wapt-get.conf cho phù hợp với phiên bản ubuntu mà mình đang sử dụng bằng cách mở bằng trình Text, có các dòng sau:

ubuntu_distro = Bạn nhập phiên bản Ubuntu đang sử dụng (Ubuntu hay Kubuntu,…) Ở đây tôi sử dụng Ubuntu nên gõ vào “Ubuntu”

ubuntu_edition = Phiên bản sever hay desktop , tôi chọn desktop

ubuntu_version = Phiên bản đang sử dụng, tôi chọn 9.04

ubuntu_arch = CPU máy tính của bạn (Các chíp intel gõ i386, i586, AMD thì gõ am64), ở đây tôi chọn i386 (phiên bản 32 bit), như hình:

Tiếp theo, bạn mở file sources.list và hãy nhập vào repo mà mình muốn chọn. Ở đây, mình chọn repo của FPT Telecom vì đây là repo đặt tại Việt Nam nên có tốc độ download rất nhanh. Để thêm vào repo, bạn tìm đến dòng chữ ## place custom repository here và gõ vào: deb http://mirror-fpt-telecom.fpt.net/ubuntu jaunty main multiverse restricted universe

Sau khi đã chỉnh sửa xong thì bạn lưu các file này lại và tiến hành bắt link các gói cài đặt các phần mềm của Ubuntu rồi.

Click chuột vào file wapt-get.exe, bạn sẽ thấy cửa sổ sau:

  • Nếu là lần đâu tiên bạn cập nhật các gói cài đặt thì bạn nên chọn 1 để cập nhật danh sách các gói phần mềm mà Ubuntu hỗ trợ.

  • Nếu đã cập nhật phần mềm rồi bạn nhấn phím số 2 để phần mềm tiến hành load thông tin từ danh sách các gói

  • Sau đó xuất hiện một cửa sổ mới có các lựa chọn, nhưng bạn chỉ quan tâm đến lựa chọn Getlink, bạn nhấn số 1 để chọn lựa chọn này

– Tại ô Getlink bạn nhập phần mềm cần bắt link ( tên phần mềm phải chính xác )

vd: amarok enter

– Phần mềm sẽ lưu các gói của phần mềm bạn cần download tại thư mục chính, file đó có tên là [tên phần mềm bạn cần tải].txt

vd: amarok.txt

– Sau đó dùng một phần mềm tăng tốc download như IDM để download về.

II – Lấy link phần mềm bằng phần mềm Ubuntu get packages:

Ubuntu get packages là một phần mềm được phát triển từ nền tảng của wapt-get nên có nhiều ưu điểm hơn, với giao diện đồ họa thân thiện chạy trên nền tảng .NET Framework của Microsoft. Chương trình do một thành viên khác của forum phát triển, giúp cho những người chưa quen với dòng lệnh có thể thao tác tốt hơn với việc cài đặt phần mềm trên Ubuntu. Bạn có thể tải bản cài đặt của Ubuntu get packages và Portable .NET Framework bằng các link sau:

Ubuntu get packages: http://www.4shared.com/file/93761592/6ca33930/_2__Ubuntu_get_packages.html
Portable .NET Framework: http://nchc.dl.sourceforge.net/sourceforge/portabledotnet/portabledotnet03714.rar
Sau khi download về, bạn giải nén file portabledotnet03714.rar ra rồi chạy file Portable .Net Famework, bạn sẽ thấy biểu tượng nhỏ trên Desktop, click chuột phải vào biểu tượng ấy.

Nhập đường dẫn tới file getlink.exe
vd : C:\Documents anh Settings\Admin\Desktop\Ubuntu Get Packages\getlink.exe
Rồi nhấn nút Launch the application để bắt đầu sử dụng

Đầu tiên bạn chọn mục cài đặt, sẽ có các thông số sau:
Link reporsitory: Kho phần mềm của Ubuntu
Distro: Ubuntu, Kubuntu, Xubuntu
Danh sách đã cài: Ở đây mặc định là các gói dành cho Ubuntu 8.10
Cấu trúc: Tuỳ vào bộ xử lí bạn sử dụng (Intel là i386, AMD là amd 64)
Phiên bản: Tên mã của phiên bản Ubuntu bạn đang sử dụng ( Ubuntu 8.04 mã là hardy, 8.10 là intrepid, 9.04 là
jaunty)
Sau khi tuỳ chỉnh theo ý mình, bạn nhất nút Cập Nhật Danh Sách
Tiếp theo là mục tìm kiếm

Tại ô tìm kiếm bạn gõ tên phần mềm cần cài đặt
vd: amarok ( tên phần mềm phải chính xác )
Trong ô phía bên phải bạn sẽ thấy link download phần mềm ấy và các gói phụ thuộc
Nhưng với mục đích lấy link download các phần mềm để cài thì bạn không cần chú ý đến các mục khác (những mục đó dành cho người dùng đã thành thạo hơn), bạn chỉ cần quan tâm mục Export link
Nhấn vào nút Export link phần mềm sẽ xuất ra file dạng *.txt bạn lưu file đó lại rồi dùng một trình tăng tốc để download cho nhanh (nếu dùng Internet Download Manager thì bạn vào mục file rồi chọn Import → Import from text file).

III Cài đặt các gói sau khi download bằng wapt-get hoặc Ubuntu get packages

Sau khi đã copy hết các gói deb về Ubuntu, để tiến hành update và cài đặt chương trình

Có 2 cách:

Cách 1:

Bước 1: Vào menu System→Administration→Software Sources

Bước 2: Chọn tab Third-Party Software và nhấn nútAdd

Bước 3: Thêm vào dòng repocủa FPT Telecom

Bước4: Mở thư mục wapt-get, sau đó tiếp tục chọn thư mục lists và copy 4 file chứa repo

Để sử dụng quyền quản trị, bạn đánh lệnh sudo nautilusvào trong terminal

Bước5: Copy hết các repo vào thư mục: /var/lib/apt/lists

Cách 2:

Sau khi download về, bạn cho tất cả các file *.deb vào 1 folder, lưu ở đâu tùy ý

vd: tôi lưu ở thư mục /home/hoang/amarok (hoang là tên user của bạn), sau đó vào menu Applications Accessories Terminal, tại cửa sổ Terminal gõ cd amarok, gõ tiếp sudo dpkg -i *.deb

Ngoài ra bạn cần lưu ý:

Nếu có nhiều file *.deb bạn cho vào một folder rồi dùng lệnh cd chuyển đến thư mục chứa các file *.deb, rồi gõ sudo dpkg -i *.deb

vd:

cd amarok

sudo dpkg -i *.deb

Nếu có 1 file *.deb bạn có thể click đúp chuột và cài đặt như file *.exe bên Windows, hay bạn vào Terminal gõ sudo dpkg -i [tên gói deb].deb

IV – Sao lưu và phục hồi các gói phần mềm từ APTonCD

APTonCD là một chương trình giúp bạn tạo ra CD chứa các gói phần mềm kèm theo những gói phụ thuộc của phần mềm đó. Vì vậy, chương trình này rất thích hợp để các bạn sao lưu và phục hồi những gói *.deb mỗi khi cài lại hệ điều hành Ubuntu.

1. Cài đặt

Bạn mở menu System → Administration → Synaptic Package Manager và cài đặt gói aptoncd

Hoặc có thể cài đặt bằng dòng lệnh trong Terminal

sudo apt-get install aptoncd

2. Khởi động chương trình

Vào menu System → Administration → APTonCD

3. Sử dụng chương trình

Bạn click chuột vào biểu tượng Creat APTonCD để chương trình bắt đầu tạo một file ảnh đĩa ISO

Chương trình sẽ liệt kê ra toàn bộ những gói *.deb có trong thư mục /var/cache/apt/archives hoặc bạn có thể click vào Add Package để thêm các gói khác theo ý mình. Tại phần Options phía dưới có các lựa chọn Media type và Filename. Đối với Media type, bạn hãy chọn loại đĩa mà mình cần ghi là CD hay DVD. Còn với Filename, bạn hãy đặt tên cho file ISO mà mình sẽ tạo.

Khi muốn phục hồi lại các gói *.deb mà bạn đã lưu trong file ISO đó, bạn hãy bật APTonCD và chọn tab Restore

Có các lựa chọn như sau:

-Restore APTonCD: Phục hồi lại tất cả những gói *.deb từ CD mà bạn đã tạo

-Restore .iso image: Phục hồi từ file ISO

-Add CD/DVD: Thêm vào CD hoặc DVD chứa phần mềm để tạo repository cho apt-get, aptitude hoặc Synaptic

Sau khi lựa chọn xong, chương trình sẽ liệt kê ra tất cả các gói phần mềm có trong CD hoặc file ISO mà bạn đã chọn. Để hoàn tất, bạn click vào OK và chương trình tiến hành làm việc.

Hy vọng APTonCD là một phần mềm hữu ích giúp bạn có thể an tâm sao lưu và phục hồi những kho phần mềm quý giá của mình.

nguyenvuhoang@ubuntu-vn.org

nhochuylun@gmail.com

Sẽ được đăng trên LBVMT

1 Response to "Cài đặt phần mềm offline trên Ubuntu"

[…] Mục I hoặc mục II ở: Cài phần mềm offline trên Ubuntu […]

Bình luận về bài viết này

Lịch

Tháng Sáu 2009
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Blog Stats

  • 13 497 hits